Biết số nợ là bao nhiêu
Nợ nần kéo dài liên miên trong nhiều tháng sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi. Hầu hết những người trẻ thường nợ nần kéo dài như vậy, khi lương về thì tiền đồng thời cũng ra đi vì trả một khoản nợ nào đó. Với bài viết này, BUFF hướng dẫn 7 cách quản lý chi tiêu giúp bạn tránh nợ nần.
Biết số nợ là bao nhiêu
Thực tế, nhiều người không nắm rõ được mình đang có khoản nợ chính xác là bao nhiêu và đến từ đâu. Bạn cần biết rõ khoản nợ của mình một cách chi tiết và nhớ được mục đích việc vay nợ đó. Đây là cách giúp bạn hạn chế nợ nần ở những lần sau.
Cách để biết được số nợ:
- Lập danh sách các khoản nợ của bạn bao gồm: người bạn nợ, số nợ, khoản thanh toán hàng tháng, lãi suất và ngày đến hạn.
- Sử dụng báo cáo tín dụng của mình để xác nhận các khoản nợ trong danh sách
- Ứng dụng các phần mềm vào việc quản lý nợ nần
Sau khi có bản chi tiết về các khoản nợ, bạn có cái nhìn tổng thể và bức tranh về tài chính của mình. Bạn biết được tổng số nợ, mục đích chi tiêu, những khoản nợ không đáng có và rút ra kinh nghiệm cho mình. Một lưu ý nhỏ là bạn phải bám sát danh sách nợ lập ra, đừng lập chỉ để xem mà không kiểm tra định kì.
Cài đặt thanh toán tự động
Bạn hãy cài đặt trên tài khoản ngân hàng thanh toán nợ tự động. Việc cài đặt thanh toán tự động giúp bạn tránh được trả lãi chậm, thanh toán các khoản nợ đến hạn chậm hay làm mất uy tín với người cho vay. Một số khoản nợ có lãi phạt rất cao và nếu bạn quên thanh toán sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn gấp bội. Số nợ tăng cao dẫn đến áp lực tinh thần nặng nề hơn.
Ghi chú lịch thanh toán hàng tháng
Bạn hãy lập bảng hoặc ghi chú vào lịch thanh toán nợ định kỳ. Trên lịch, bạn viết số tiền cần thanh toán để đảm bảo đến hạn luôn thực hiện đúng.
Cách cài đặt:
- Đặt lịch bằng Google Calendar
- Đặt lịch thanh toán bằng ứng dụng ngân hàng
- Đặt lịch thanh toán bằng ứng dụng quản lý tài chính
- Viết bằng sổ tay
Thanh toán khoản tối thiểu
Với vay nợ từ thẻ tín dụng, thanh toán tối thiểu giúp bạn tránh bị phạt lãi trả chậm hoặc không bị điểm tín dụng xấu. Cách tốt nhất để hạn chế nợ nần đó là giảm thanh toán khi mua sắm bằng thẻ tín dụng.
Nếu bạn không thể thanh toán các khoản gốc thì ít nhất trả được các khoản tối thiểu như một cách kéo dài thời gian tích lũy tiền cho lần trả tiếp theo. Với những khoản tiền lớn, bạn có thêm thời gian chuẩn bị tiền cho lần trả sau. Tinh thần bạn thoải mái hơn so với việc trả hết một khoản to hoặc không có đủ tiền để trả.
Trả nợ bằng phương pháp quả tuyết lăn
Hãy thử tưởng tượng quả tuyết lăn, càng lăn thì càng vỡ vụn và nhỏ dần. Phương pháp quả tuyết lăn dựa trên hình ảnh này để áp dụng vào việc trả nợ. Đây là phương pháp trả dần từ bé đến lớn:
Theo lãi suất: Quả cầu tuyết lăn theo lãi suất từ cao đến thấp. Tức là ưu tiên những khoản nợ có lãi suất cao trước để giảm tiền cho những lần thanh toán sau. Với khoản nợ có lãi suất cao, hàng tháng bạn sẽ phải chuẩn bị khoản tiền lớn để trả lãi. Nếu bạn giảm được áp lực từ việc trả lãi thì tinh thần thoải mái hơn, dồn tiền cho khoản nợ lãi suất cao tiếp theo.
Theo thời gian: Thời gian thanh toán càng ngắn thì càng ưu tiên trả trước. Ví dụ: Bạn có 2 khoản nợ thời gian tính lãi lần lượt là ngày 5,10 thì cần phải thanh toán khoản nợ là ngày 5 trước sau đó mới đến ngày 10.
Theo số tiền: Bạn có thể ưu tiên trả khoản nợ nhỏ nhất đến lớn nhất. Khi trả hết khoản nợ nhỏ, thời gian đó bạn tích lũy dần để trả khoản nợ to hơn.
Bạn hãy cân đối để cân nhắc nên trả khoản nợ nào trước và sau để phù hợp với thu nhập của mình.
Xây dựng quỹ khẩn cấp
Dự phòng những rủi ro tài chính là điều quan trọng nhất khi bạn xây dựng một kế hoạch tiền bạc. Những rủi ro này thường không may gặp phải, do ngoại cảnh tác động hoặc khó tránh khỏi như: xe cộ bị hư hỏng, công ty cắt giảm nhân sự trong đó có bạn, dịch bệnh, bệnh tật,…
Nếu không có tiền tiết kiệm, bạn sẽ phải vay nợ để trang trải chi phí khẩn cấp. Ngay cả một quỹ khẩn cấp nhỏ cũng sẽ trang trải những chi phí nhỏ thỉnh thoảng phát sinh. Bạn hãy tạo quỹ nho nhỏ với khoản tiền 5-10% thu nhập hàng tháng. Mỗi tháng hãy để vào quỹ này cho đến khi đạt được 3-6 tháng thu nhập bình quân của bạn thì dừng lại.
Hướng tới lối sống tối giản
Tưởng chừng như tối giản không liên quan gì đến tài chính thế nhưng khi theo đuổi lối sống này, bạn sẽ hạn chế việc chi tiêu. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm được nhiều tiền hơn và trợ nhiều nợ hơn.
Trên đây là 7 phương pháp giúp bạn quản lý nợ nần và xây dựng mục tiêu tài chính. BUFF hi vọng những gợi ý này là giải pháp được sử dụng hằng ngày của bạn. Hãy liên hệ cho chúng tôi nếu bạn cần những lời khuyên tài chính khác.